Số hoá dữ liệu thư tịch cổ Chăm?
Các thư tịch cổ gồm 30 cuốn tay bằng chữ Chăm trên giấy dó; 12 cuốn viết trên lá buông và 20 cuốn viết trên giấy bao xi măng. Trong đó 30 cuốn giấy dó có 1.170 trang; 12 cuốn lá buông có 746 trang và 20 cuốn trên giấy xi măng có 1.050 trang. Ngoài ra còn có thư tịch micro phim gồm 281 cuộn đã được scan thành số trang. Tổng cộng số trang thư tịch cổ sau khi tu bổ, bồi nền là 12.334 trang.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã xử lý kỹ thuật, tu bổ, bồi nền số lượng thư tịch Chăm này theo Đề án “”Sưu tầm tài liệu quý hiếm”. Sau 6 tháng triển khai, thực hiện ngày 30 tháng 12, Trung tâm đã bàn giao lại các thư tịch cổ Chăm lại cho Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận tiếp tục khai thác, bảo tồn phát huy giá trị.
Theo các nhà khoa học, văn tự Chăm được chia thành ba thời kỳ là Cổ đại; Trung đại và hiện đại. Văn tự cổ đại là loại chữ thường được khắc lên trên các bia đá như bia đá Võ Cạnh tại tỉnh Khánh Hòa; văn tự ở thời kỳ trung đại được viết trên lá buông còn văn tự hiện đại được gọi là Akhar thrah – được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 17 cho đến nay.
Xem tiếp
- TIÊU CHUẨN NGHÀNH CẶP TÀI LIỆU
- Các quy định mới về chuyên nghành Chỉnh lý tài liệu
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường
- Bảo tàng Chứng tích chiến tranh vào top 10 điểm đến toàn cầu
- Góp phần nâng cao nhận thức-giữ gìn tài liệu quý hiếm trong công tác Lưu trữ tài liệu
- Bàn về khái niệm “Tài liệu quý hiếm”
- Góp phần nâng cao nhận thức-giữ gìn tài liệu trong công tác bảo quản VTL
- HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN TÀI LIỆU LƯU TRỮ
- Hình ảnh trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam và trên thế giới